Tìm hiểu về bệnh viêm gan virut B

Bệnh viêm gan virut B

1. Bệnh viêm gan virut B là gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm với tác nhân lây truyền chính là virus HBV hay còn được biết đến với tên gọi thông thường khác là virus viêm gan B.

Người bệnh sẽ bị virus HBV tác động và gây ảnh hưởng không tốt tới chức năng gan, thậm chí có thể gây suy giảm chức năng gan. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới xơ gan, thậm chí chuyển biến sang giai đoạn ung thư gan.

Hình ảnh lá gan bị viêm gan B

Hình ảnh lá gan bị viêm gan B

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi chức năng gan suy giảm dẫn tới khả năng đào thải các chất độc cho cơ thể kém đi khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, ốm yếu với sức đề kháng kém.

Hiện nay, có ba con đường lây truyền viêm gan B chủ yếu đó là: lây truyền từ mẹ sang con, lây qua quan hệ tình dục, lây truyền qua đường máu. Để phòng bệnh lây lan, bạn nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B, tiêm đủ mũi và nhắc lại khi cần.

Do đó, việc quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng hay khi tiếp xúc với các dụng cụ xăm, kim tiêm không sạch sẽ,… bạn cần đặc biệt lưu ý.

2. Bệnh viêm gan virut B triệu chứng thế nào?

Viêm gan B có thể biểu hiện một số triệu chứng, giai đoạn đầu thường mờ nhạt không đặc hiệu, khi bệnh ở giai đoạn nặng sẽ có các triệu chứng rõ ràng hơn.

Viêm gan B được chia làm hai giai đoạn: viêm gan B cấp tính, viêm gan B mạn tính. Ở giai đoạn viêm gan B cấp tính đa số không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

+ Trong thể điển hình, có thể xuất hiện các triệu chứng như: sốt (khi chưa vàng da), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt, tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan,…

+ Viêm gan B cấp có thể diễn tiến nặng sang suy gan cấp dẫn đến bệnh não gan, tỷ lệ tử vong cao.

Nhưng bạn cần đặc biệt lưu ý, ngay cả khi không có triệu chứng hoặc có ít triệu chứng thì virus viêm gan B vẫn có thể gây nên tổn hại tới lá gan của bạn. Bệnh nhân viêm gan B mạn có thể biểu hiện một số triệu chứng dưới đây:

– Có cảm giác buồn nôn, thường xuyên nôn, người xanh xao, mỏi mệt.

– Nước tiểu có màu vàng sẫm, vàng da, vàng mắt.

– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi kéo dài, ăn uống không ngon miệng.

– Đau nhức xương khớp cũng là một dấu hiệu biểu hiện của bệnh.

– Đau hạ sườn phải, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

– Xuất huyết dưới da, chướng bụng, phù chân, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thậm chí hôn mê, biểu hiện khi bệnh đã nặng.

Hình ảnh vàng mắt ở người bệnh viêm gan virut B
            Hình ảnh vàng mắt ở người bệnh viêm gan virut B

Có thể thấy những dấu hiệu trên đây tương đối mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nếu không chú ý phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể gây nên biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

3. Mắc bệnh viêm gan virut B cần làm gì?

Chủ động thăm khám kiểm tra sức khỏe đối với người mắc bệnh hay cả những người lành không mang bệnh là biện pháp luôn được các bác sĩ khuyến cáo.

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh bằng bất cứ phương pháp nào vì chúng có thể gây hại cho gan. Do đó, đến cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm một lần là cách làm hiệu quả nhất.

Nếu mẹ bầu mắc viêm gan B cần kiểm tra định kỳ, lưu ý sau khi em bé sinh ra cần được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B và vắc xin viêm gan B trong khoảng thời gian từ 10 – 12 giờ sau khi sinh.

Ngoài ra, đối với những trường hợp người lành không mắc bệnh viêm gan B thì tiêm phòng vắc xin, trang bị đầy đủ kiến thức phòng bệnh, tránh lây nhiễm chéo giúp bảo vệ cơ thể bạn luôn khỏe mạnh.

4. Chế độ ăn khoa học cho người bệnh viêm gan virut B

4.1 Đối với viêm gan cấp,

Nguyên tắc nhu cầu dinh dưỡng bữa ăn về năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày. Trong đó cụ thể về cơ cấu bữa ăn, năng lượng cần 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protid từ 20-30 gam, Lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.

4.2 Đối với bệnh viêm gan mạn tính

Nhu cầu dinh dưỡng sẽ  bệnh nhân sẽ cao hơn. Cụ thể là 35Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protid từ 50-75 gam, Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.

Chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp cho người bệnh bệnh viêm gan virut B?
Chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp cho người bệnh viêm gan virut B

4.3 Người bệnh viêm gan B cũng cần hết sức tránh kiêng một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm có mỡ, các món xào, rán, quay, nhiều dầu mỡ…
  • Tuyệt sối kiêng rượu bia, chất kích thích, bởi sẽ làm hại trực tiếp đến gan
  • Hạn chế ăn thực phẩm quá bổ dưỡng, nhiều đạm, tính nóng như thịt dê, ba ba, lòng đỏ trứng gà, thịt chó…
  • Không nên ăn nhiều gan do gan bị bệnh sẽ chuyển hóa kém, gây rối loạn tiêu hóa nặng hơn
  • Không nên ăn các thực phẩm quá nhiều đường, giàu chất ngọt, khiến gan không chuyển hóa hết được, làm tăng đường huyết, có thể dẫn đến đái tháo đường
  • Hạn chế ăn các loại hạt có nhiều chất béo như lạc, dừa, hạt điều, hướng dương… gây cản trở chuyển hóa chất béo là tích mỡ ở gan, ảnh hưởng nặng thêm đến chức năng gan
  • Hạn chế các món ăn cay, dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, tỏi, gừng, hành, cari…
  • Không ăn đồ quá mặn, thực phẩm chứa độc tố nư măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm…
  • Những loại cá biển chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ.., có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết
  • Không ăn các món hải sản tươi sống làm gỏi, nấu chưa chín
  • Lưu ý với các chất phụ gia trong thực phẩm như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, chất làm trắng trong bánh tráng, bún, phở,…

5. Thực phẩm nên/không nên ăn dành cho người bệnh viêm gan B

5.1 Người bệnh viêm gan B nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, trứng, sữa
  • Thực phẩm chứa đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…
  • Thực phẩm dễ tiêu
  • Bổ sung các loại rau quả giàu vitamin như bầu, bí, cà chua, cải bắp, quýt, táo…
  • Các thực phẩm như bột mỳ, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh… nên được cung cấp đầy đủ trong các bữa ăn để duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể

5.2 Một số lưu ý

  • Khi phát hiện người bệnh viêm gan B bị chướng bụng thì nên ngừng uống sữa bò, ăn đường cũng như muối ăn.
  • Người bệnh xuất hiện các hiện tượng phù thũng, Chướng bụng, người bệnh cần giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn, cũng như có cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến hạn chế đường một cách tối đa.
  • Khi phát hiện hiện tượng thủy thũng, công năng thận, người bệnh cần hạn chế ăn muối, không dùng quá 4g muỗi mỗi ngày, uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi.
Người bệnh viêm gan virut B  không nên ăn đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ
Người bệnh viêm gan virut B không nên ăn đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ

Khi tình trạng viêm gan B của bạn trở nên nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình hình để định hướng điều trị thích hợp

Tuy nhiên, nếu tuân thủ chế độ ăn như trên, người bệnh viêm gan B sẽ có một sức khỏe tốt. Với chế độ ăn không quá phức tạp so với người thường, tuy nhiên nếu chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Trái lại, kiêng được những thực phẩm không tốt cho bệnh viêm gan B, người bệnh sẽ ổn định sức khỏe hơn với bệnh viêm gan B.

6. Đăng ký xét nghiệm Bệnh viêm gan virut B

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Xem thêm:

XÉT NGHIỆM TRƯỚC SINH

XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC BỆNH SƠ SINH

Kiểm tra sức khỏe tổng quát cơ bản

Để sinh con khỏe mạnh, thông minh

Bấm gọi ngay