Nội dung bài viết
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm và những biến chứng vô cùng nguy hiểm lên nhiều cơ quan của cơ thể như tim mạch, mắt, não, thận…..Đây là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Tiểu đường được chia làm 2 túp:
Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.
Ai cần kiểm tra xét nghiệm đường huyết?
- Phụ nữ đang mang thai cần làm xét nghiệm đường huyết thai kỳ.
- Người béo
- Người gầy nhanh
- Người ăn nhiều mà vẫn thấy đói
- Những người đái nhiều
Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:
sơ đồ chuyển hóa đường huyết
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1.
Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.
Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường (đái tháo đường) hiệu quả?
Tuy bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiếm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.
Phát hiện sớm tiểu đường giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 80 người chết vì bệnh tiểu đường. Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường là những tổn thương (biến chứng) do đường máu tăng cao kéo dài gây ra tại các cơ quan đích như: tim, thận, mắt, thần kinh và mạch máu. Cho dù đó là bệnh tiểu đường type 2 hay type 1, biến chứng đều làm tăng nguy cơ về bệnh tim và đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng với nhiều rủi ro khác.
Biến chứng nếu không kiểm soát xét nghiệm đường huyết
Biến chứng mắt do tiểu đường
Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường. Dần dần, bạn sẽ bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.
Cách phòng ngừa: Xét nghiệm đường huyết để kiểm soát tốt đường huyết, khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Nếu thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt, ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức… bạn phải ngay lập tức đi khám để điều trị kịp thời.
Các vấn đề về tim mạch
Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bị tiểu đường là do bệnh tim và đột quỵ. Sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh về tim mạch là hệ lụy khó tránh khỏi với bệnh nhân tiểu đường. Họ dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.
Cách phòng ngừa: Kiểm soát tốt các chỉ số đường máu, mỡ máu và huyết áp trong giới hạn cho phép cùng với chế độ ăn, tập luyện khoa học.
Bệnh thần kinh tiểu đường
Là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người mắc đái tháo đường, bao gồm:
– Bệnh thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến những dây thần kinh: cảm nhận được cảm giác như đau, nóng hoặc tiếp xúc và thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.
– Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết (mồ hôi, dịch tiết)…
Loét bàn chân do không kiểm soát xét nghiệm đường huyết
Cách phòng ngừa: Xét nghiệm đường huyết để kiểm soát tốt đường huyết, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách hàng ngày là cách hiệu quả để phòng ngừa biến chứng.
Bệnh thận do tiểu đường
Lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.
Cách phòng ngừa: Xét nghiệm đường huyết để kiểm soát, duy trì đường huyết, huyết áp về ngưỡng bình thường, kết hợp với chế độ ăn giảm muối, giảm đạm. Xét nghiệm theo dõi đường huyết định kỳ bằng máy đo cá nhân hoặc tại cơ sở y tế
Biến chứng nhiễm trùng của tiểu đường
Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.
Cách phòng ngừa: Xét nghiệm đường huyết để kiểm soát để kiểm soát đường huyết trong giới hạn, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là một số vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, sinh dục hay tiết niệu.
Biến chứng cấp tính của tiểu đường
Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời.
Hạ đường huyết
Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3.6 mmol/l (65 mg/dl), nguyên nhân có thể là: quá liều thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu… Dấu hiệu nhận biết: đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực
Cách xử trí: Khi có dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ và trung bình, bạn phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường, hay ăn 1 chiếc kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng bạn cần được tới bệnh viện ngay lập tức để được xử trí kịp thời.
Hạ đường huyết biếng chứng nguy hiểm
Hôn mê do tăng đường huyết
Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng và rất dễ tử vong, đòi hỏi bạn phải được nhân viên y tế hỗ trợ lập tức.
Cách phòng ngừa biến chứng cấp tính: Bạn cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách uống thuốc đủ liều lượng, đúng thời gian mỗi ngày. Phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Các xét nghiệm cần làm chuẩn đoán – theo dõi – kiểm soát bệnh đái tháo đường
- Xét nghiệm Glucose máu, HbA1c
- Xét nghiệm Thận: Creatini, Ure
- Xét nghiệm mỡ máu: Cholestrol, Triglycerid, HDLc, LDLc
- Xét nghiệm Gan: AST, ALT, GGT
- Xét nghiệm Acid uric
- Xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi (TPT).
BẠN NÊN ĐĂNG KÝ XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG TẠI ĐÂU?
Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc Facebook hoặc Zalo
Xem thêm:
Các bệnh lây qua đường tình dục