Điều gì xảy ra nếu có bất đồng nhóm máu rh giữa mẹ và con?

bat-dong-nhom-mau-rh

1. Bất đồng nhóm máu rh là gì?

Trong máu của mỗi người đều có yếu tố Rh dương hoặc Rh âm. Yếu tố Rh – Rhesus là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu. Hệ thống gene của mỗi người đều được thừa hưởng từ cha và mẹ của mình, bao gồm cả kháng nguyên Rh và điều này giúp xác định nhóm máu của từng người.

Phần lớn dân số Việt Nam có nhóm máu Rh dương (Rh+). Có mặt trong 95% dân số và 5% dân số còn lại không có các kháng nguyên D, những người trong số này sẽ có người mang nhóm máu Rh-. Bất đồng nhóm máu Rh xảy ra khi, người phụ nữ có nhóm máu Rh- mang thai em bé trong bụng có nhóm máu Rh+. Bệnh Rhesus còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh, đây là một biến chứng có thể xảy ra khi cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh+ của thai nhi.

2. Dấu hiệu nhận biết bất đồng nhóm máu rh giữa mẹ và con

bat-dong-nhom-mau-rh
bat-dong-nhom-mau-rh

Dấu hiệu nhận biết bất đồng nhóm máu Rh ở thai nhi có diễn biến từ nhẹ đến nặng – có khả năng đe doạ tính mạng.

Trong quá trình chuyển dạ, tế bào máu từ thai nhi đi qua dòng máu của cơ thể mẹ và lúc này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ tạo ra các kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu của em bé. Nguyên nhân đến từ việc mẹ có Rh- còn em bé có Rh+, hệ miễn dịch của mẹ mặc định coi đó là dị vật cần được loại trừ. Và điều này khiến bé có nhiều nguy cơ sẽ mắc bệnh tan máu. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần được can thiệp sớm và điều trị y khoa.

Em bé có thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây nếu nồng độ bilirubin (một chất hoá học được tạo ra từ sự phá vỡ các tế bào hồng cầu) trong cơ thể bé tăng cao sau sinh:

  • Vàng da
  • Hôn mê
  • Giảm trương lực cơ.

Những dấu hiệu này sẽ giảm dần khi trẻ sơ sinh được can thiệp điều trị tình trạng bất đồng nhóm máu Rh.

3. Điều gì xảy ra nếu có bất đồng nhóm máu rh giữa mẹ và con?

Khi người mẹ có nhóm máu thuộc Rh- kết hôn với chồng có nhóm máu Rh+ thì người chồng có thể mang một Rh+ và một Rh-. Vì kháng nguyên Rh+ trong cơ thể người chồng chiếm ưu thế nên nhóm máu được phân loại là Rh+. Con cái của những người này sẽ có khả năng mang nhóm máu Rh+ và Rh- theo tỷ lệ là 50:50. Nhưng nếu người chồng có cả 2 gene đều là Rh+ thì tất cả các con sẽ thuộc nhóm Rh+. Trong trường hợp này sẽ xảy ra các vấn đề:

  • Mang thai lần thứ nhất: Trong quá trình chuyển dạ, máu của mẹ và máu của thai nhi hoà lẫn vào nhau. Lúc này, cơ thể mẹ lần đầu tiên gặp yếu tố Rh từ thai nhi, hệ miễn dịch của người mẹ sẽ xem đó là kháng nguyên cần sản xuất kháng thể để chống lại yếu tố Rh;
  • Ở lần mang thai tiếp theo: Trong trường hợp này nếu thai nhi vẫn có nhóm Rh+ thì sự tiếp xúc lại với kháng nguyên sẽ kích thích tạo một lượng lớn kháng thể đủ để gây ra hiện tượng miễn dịch mạnh hơn, dẫn đến bất đồng nhóm máu Rh cho thai nhi kế tiếp. Thông qua nhau thai, kháng thể trong máu mẹ sẽ tấn công hồng cầu của thai nhi gây thiếu máu tán huyết, vàng da, nặng có thể gây suy tim, suy gan.
Bất đồng nhóm máu Rh ở thai nhi có khả năng đe doạ tính mạng.

4. Điều trị bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con

Nhom-mau-Rh-am-va-duong

Mẹ có nhóm máu Rh- mang thai em bé có nhóm máu Rh+ thì bác sĩ sẽ chỉ định 2 liều huyết thanh miễn dịch Rh (Rh immune-globulin) trong thời gian mang thai. Liều đầu tiên được thực hiện khi người mẹ mang thai được 28 tuần và liều thứ hai được thực hiện trong vòng 72 giờ sau sinh.

Những kháng thể trong 2 liều huyết thanh sẽ chủ động phá huỷ và ngăn chặn những tế bào hồng cầu Rh+ từ thai nhi xâm nhập vào máu mẹ. Nhờ vậy mà giảm sự tiếp xúc của cơ thể mẹ với hồng cầu Rh+, đồng thời ngăn ngừa sự sản xuất kháng thể Rh trong cơ thể mẹ.

Phương pháp này giúp những lần mang thai tiếp theo sẽ không gặp vấn đề về bất đồng nhóm máu nữa. Việc tiêm huyết thanh miễn dịch Rh mỗi lần mang thai là việc cần thiết để phòng ngừa cơ thể mẹ sản xuất kháng thể dẫn đến bệnh tán huyết ở thai nhi trong những lần mang thai sau.

Trong một số ít trường hợp, xét nghiệm máu khi mang thaigiúp bác sĩ phát hiện trong cơ thể mẹ đã có kháng thể Rh, tình trạng bất đồng nhóm máu trở nên nghiêm trọng và thai nhi gặp nguy hiểm thì máu sẽ được truyền từ bên ngoài vào nuôi em bé trong tử cung hoặc sau sinh.

Các cách giải quyết tình trạng bất đồng nhóm máu ở mẹ và bé phụ thuộc cụ thể vào tình trạng của từng mẹ bầu.

Như vậy việc xét nghiệm nhóm máu đóng vai trò quan trọng và xuyên suốt quá trình mang thai của mẹ bầu. Phát hiện bất đồng nhóm máu, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn, tư vấn chỉ định phương pháp giải quyết phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

5. Xét nghiệm “Bất đồng nhóm máu rh” nên thực hiện tại đâu ?

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Xem thêm: 

Bảng giá dịch vụ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh viêm gan B

Xét nghiệm bệnh viêm gab B

Bệnh ung thư phổi

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Bấm gọi ngay