Nội dung bài viết
1. Một số điều cần biết về bệnh giang mai
Xoắn khuẩn Giang mai (Treponema pallidum) sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người thông qua con đường quan hệ tình dục, hoặc có thể lây nhiễm qua các vết xước trên niêm mạc và da khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bị bệnh.
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên bệnh giang mai
Cấu thành bộ phận sinh dục của phụ nữ là dạng mở nên nguy cơ lây nhiễm giang mai rất cao. Nếu không xét nghiệm phát hiện bệnh sớm sẽ khiến viêm loét bộ phận sinh dục, nếu tiếp tục kéo dài bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
Nếu bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai thì nguy cơ lây nhiễm sau tháng thứ 4 của thai kỳ là rất cao, bệnh sẽ lây từ mẹ sang con thông qua đường dây rốn.
2. Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai
Bệnh giang mai chia làm 3 giai đoạn phát triển, có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 tuần. Một số bệnh nhân có những triệu chứng ngay sau 10 ngày nhiễm bệnh nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện rõ ràng sau 90 ngày. Cụ thể 3 giai đoạn của bệnh như sau:
2.1. Giai đoạn 1
Giai đoạn đầu các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 7 đến 8 tuần rồi sau đó biến mất. Nếu thấy bản thân có những biểu hiện dưới đây cần đi xét nghiệm giang mai ngay để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
– Viêm loét đầu bộ phận sinh dục nam (viêm loét bao quy đầu).
– Viêm loét môi bé, âm đạo, từ cung ở nữ giới.
– Vết loét có đặc điểm nhận dạng như hình bầu dục hoặc hình tròn và có màu đỏ. Tuy nhiên vết loét này không gây nên hiện tượng ngứa hay sưng mủ do đó dẫn đến sự chủ quan của người bệnh.
2.2. Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 của bệnh kéo dài trong 6 đến 9 tháng, lúc này bệnh nhân đã có nhiều biểu hiện cụ thể và rõ ràng hơn giai đoạn đầu. Các nốt sần hay phát ban màu hồng có dạng bọc nước gây nên tình trạng lở loét trên da và niêm mạc.
2.3. Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất, lúc này xoắn khuẩn Giang mai Treponema Pallidum đã xâm nhập vào những cơ quan quan trọng trong cơ thể người bệnh như: gan, não, tim, bắp,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ở giai đoạn này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì nên đến ngay những trung tâm y tế được khám và điều trị bệnh sớm. Tuyệt đối không vì tự ti, ngại khám bệnh mà để giang mai có thời gian ủ bệnh và phát triển nặng trên cơ thể, lúc này dù có phát hiện và điều trị thì hiệu quả cũng giảm đi rất nhiều.
3. Những phương pháp xét nghiệm giang mai
Hiện có 2 phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến nhất hiện nay:
3.1. Phương pháp soi kính hiển vi trường tối
Phương pháp soi kính hiển vi trường tối được áp dụng cho những đối tượng đang ở vào giai đoạn đầu của bệnh. Mẫu bệnh phẩm của phương pháp này là dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo ở nam.
Mẫu bệnh phẩm được đưa lên lam kính rồi dùng kính hiển vi trường tối để phát hiện hình thái và sự chuyển động của xoắn khuẩn giang mai. Đây là phương pháp xét nghiệm nhanh nhưng phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người đọc kết quả.
3.2. Xét nghiệm huyết thanh học
Xét nghiệm huyết thanh học bao gồm xét nghiệm kháng thể giang mai đặc hiệu và kháng thể giang mai không đặc hiệu.
– Xét nghiệm kháng thể giang mai đặc hiệu
Xét nghiệm dựa trên mẫu máu hoặc dịch não tủy, với mục đích tìm ra các kháng thể chống lại xoắn khuẩn Treponema pallidum. Hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là xét nghiệm TPHA/TPPA và test nhanh syphilis.
– Xét nghiệm kháng thể giang mai không đặc hiệu
Mục đích của xét nghiệm để tìm kiếm những kháng thể IgG/IgM, Raegin. Đây là những kháng thể chống Cholesterol – Lecithin – Cardiolipin. Xét nghiệm này có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bệnh.
4. Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào bạn sử dụng phương pháp xét nghiệm nào. Trong các phương pháp xét nghiệm giang mai kể trên thì xét nghiệm TPHA/TPPA có giá thành cao nhất. Tuy nhiên, đi kèm với mức giá đó là chất lượng, độ chính xác cao, tỷ lệ cho ra âm tính giả rất thấp. Xét nghiệm có thể định lượng được và thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh.
Hai phương pháp còn lại có giá thành rẻ hơn nhưng không mang lại nhiều giá trị trong việc chẩn đoán và chữa trị, chỉ xét nghiệm mang mục đích sàng lọc.
Bảng giá dịch vụ xét nghiệm tại xetnghiemthanhhoa.com
5.Nên xét nghiệm bệnh giang mai tại đâu?
Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc Facebook hoặc Zalo
Tham khảo: Các bệnh lây qua đường tình dục