Sắt huyết thanh

sắt huyết thanh

Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. 

săt tạo hồng cầu
săt tạo hồng cầu

Vai trò của sắt trong cơ thể

Sắt cũng như nhiều vi chất khác có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Sắt là một khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp nên hemoglobin, vận chuyển oxy trong máu đến với các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Nên việc bổ sung sắt đầy đủ là rất cần thiết.

Vai trò quan trọng nhất của sắt chính là nó tổng hemoglobin hay nói cách khác là tạo máu, làm cho máu có màu đỏ. Đây cũng là lý do vì sao những bệnh nhân thiếu máu chủ yếu do thiếu sắt hoặc quá trình tổng hợp hemoglobin gặp trục trặc.

Sắt cũng là một thành phần trong cấu trúc của myoglobin. Hoạt chất này có ở những mô cơ và có tác dụng dự trữ oxy cho mọi hoạt động của cơ quan. Nó cùng với nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác thực hiện việc giải phóng năng lượng khi co cơ.

Sắt rất quan trọng đối với cơ thể con người, điều này ai cũng biết nhưng sắt còn quan trọng hơn rất nhiều đối với phụ nữ mang thai. Sắt giúp bà bầu luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Cơ thể mẹ bầu cần bổ sung sắt dự trữ trước khi mang thai là 300 mg để chuẩn bị sẵn cho bé hấp thụ.

vai trò của sắt đối với cơ thể
vai trò của sắt đối với cơ thể

Khi có dấu hiệu nào chúng ta cần xét nghiệm sắt huyết thanh

Các dấu hiệu của thiếu sắt:

  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, khó tập trung, nhanh quên.
  • Thiếu sắt cũng gây nên tình trạng thiếu máu, làm hồng cầu bị giảm, khiến tim đập nhanh hơn và xuất hiện những hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
  • Nếu trong giai đoạn phát triển của trẻ mà thiếu sắt có thể tác động không nhỏ đến hoạt động ghi nhớ của hệ thần kinh.
  • Thiếu sắt, cơ thể hấp thụ lượng chì nhiều hơn, có thể gây nên tình trạng ngộ độc chì.

Đối tượng nào có nguy cơ thiếu sắt:

  • Những đối tượng dễ thiếu sắt thường thấy là phụ nữ mang thai vì  phụ nữ mang thai cần lượng sắt lớn tạo hồng cầu cho mẹ và con.
  • Trẻ em vì  trẻ em do chưa được hoàn thiện sức đề kháng nên có thể mắc một số bệnh về giun sán, các bệnh tiêu hóa, khiến quá trình hấp thụ sắt cũng kém hiệu quả.

Đối tượng nào có nguy cơ thừa sắt:

  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai
  • Bệnh lý về gan: Viêm gan virut, viêm gan do rượu….
  • Bệnh lý về máu như: Thalasemia, ung thư máu ….

Bạn có nên bổ sung sắt bằng thuốc ?

Trước khi bổ sung thuốc chúng ta phải xét nghiệm biết được mức độ, tình trạng của cơ thể mình, không tự ý mua thuốc sắt uống khi chưa có ý kiến Bác sỹ.

Các xét nghiệm cần làm để kiểm tra sắt trong huyết thanh

  • Định lượng sắt huyết thanh
  • Định lượng Ferritin
  • Xét nghiệm Huyết đồ xem các chỉ số hồng cầu
  • Xét nghiệm chức năng Gan, Thận

Các xét nghiệm nên làm tại đâu?

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Xem thêm: 

Các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh viêm gan B

Bệnh Giang mai

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Bấm gọi ngay