Hội chứng kháng Phospholipid

hoi-chung-khang-phospholipid

1. Hội chứng kháng Phospholipid nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng kháng Phospholipid có thể xuất hiện ở tất cả các độ tuổi phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Nó gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề như huyết tắc mạch, sảy thai tự nhiên, các vấn đề về tim, thận, giảm tiểu cầu,… Vậy những xét nghiệm nào được chỉ định để phát hiện hội chứng kháng Phospholipid?

Xét nghiệm máu tổng quát tại Thanh Hóa

Bệnh sán chó mèo ở người

Bảng giá dịch vụ xét nghiệm 

2. APS là gì?

Hội chứng kháng Phospholipid (Antiphospholipid antibodies syndrome – APS) là tình trạng tăng đông qua trung gian kháng thể với đặc trưng là huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch tái đi tái lại và/hoặc bệnh lý về thai kỳ đi kèm với sự hiện diện của các kháng thể kháng Phospholipid (Anti Phospholipid antibodies – aPL) được tìm thấy qua xét nghiệm tương ứng.

Hội chứng kháng Phospholipid gây ra các cục huyết khối

Hình 1: Hội chứng kháng Phospholipid gây ra các cục huyết khối

Các kháng thể kháng phospholipid được dùng để hỗ trợ chẩn đoán APS gồm có:

  • Kháng thể kháng Cardiolipin (aCL) là một phospholipid, được xác định bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang tự động.

  • Kháng thể β2 – Glycoprotein I (Anti β2 – BPI) được xác định bằng phương pháp ELISA khi không có mặt PL.

  • LA tìm kháng thể kháng đông lupus trong máu.

3. Nguyên nhân gây nên APS là gì?

Hội chứng kháng Phospholipid là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo nhầm ra các kháng thể chống lại chính các tế bào lành trong cơ thể và tạo ra các kháng thể khiến máu bị đông lại.

Một bệnh lý tiềm ẩn như rối loạn tự miễn có thể gây ra.

Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra.

4. APS xảy ra khi nào?

Có 2 tình trạng lâm sàng chính khiến bác sĩ nghĩ rằng có thể bạn đang mắc APS:

Huyết khối xảy ra nhiều lần: tình trạng huyết khối có thể xảy ra ở động mạch hoặc tĩnh mạch không giải thích được thường gây ra tắc mạch máu ở các cơ quan trong cơ thể như não, tim, phổi,… đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Hội chứng kháng Phospholipid ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
     Hội chứng kháng Phospholipid ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

Sảy thai tự nhiên nhiều lần: Một hoặc nhiều biến cố lặp lại liên quan đến thai kỳ bao gồm sảy thai sau 10 tuần thai kỳ, sinh non do tiền sản giật nặng hoặc sảy thai quá nhiều lần < 10 tuần thai.

5.Các xét nghiệm cần làm để chuẩn đoán hội chứng kháng Phospholipid

  • Xét nghiệm LA (kháng đông Lupus);
  • Cardiolipin IgG miễn dịch
  • Cardiolipin IgM miễn dịch
  • Anti beta2 glycoprotein IgG
  • Anti beta2 glycoprotein IgM
  • Anti phospholipid Ig M
  • Anti phospholipid Ig G

6. Xét nghiệm hội chứng kháng Phospholipid này được xét nghiệm tại đâu?

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Bấm gọi ngay