Bệnh sốt xuất huyết dengue

bệnh sốt xuất huyết dengue

Biến chứng nguy hiểm bệnh sốt xuất huyết dengue  là sốc do giảm thể tích máu lưu hành hoặc xuất huyết do giảm tiểu cầu đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, nguy cơ gây tử vong rất cao

biến chứng sốt xuất huyết dengue
biến chứng sốt xuất huyết dengue

1. Biểu hiện lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue

  • Biểu hiện lâm sàng sốt dengue: Bệnh nhân có sốt đột ngột, sốt cao trên 38,50C, kéo dài 2 – 7 ngày, đi cùng với các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính); giảm bạch cầu.
  • Biểu hiện lâm sàng sốt xuất huyết dengue: Bệnh nhân có bệnh cảnh của sốt đăng gơ, có thể thêm một số triệu chứng: ban xuất huyết, đốm xuất huyết, chảy máu (chân răng, mũi, đường tiêu hóa, tại nơi tiêm, kinh nguyệt kéo dài…); giảm tiểu cầu (dưới 100.000 /mm3); có dấu hiệu thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, hematocrite tăng trên 20% so với giá trị trung bình tính theo tuổi và giới.
  • Hội chứng sốc dengue:Bệnh nhân có các triệu chứng của sốt xuất huyết dengue (DHF) cộng với các dấu hiệu của suy tuần hoàn: mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt (chênh lệch dưới 20 mm Hg) hoặc tụt huyết áp so với tuổi, da lạnh và ẩm, tình trạng tâm tinh thần thay đổi.
dau hieu sot xuat huyet dengue
dau hieu sot xuat huyet dengue

2. Các xét nghiệm sốt xuất huyết dengue

2.1 Xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết dengue nhằm đưa ra các kháng nguyên của virus dengue gây bệnh trong máu. 

  • Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 được chỉ định khi bệnh nhân nghi mắc từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3. Nếu sau khoảng thời gian này, kể từ cuối ngày mắc bệnh thứ 3 trở đi, xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 có thể không còn chính xác.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh từ ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, kháng thể này được sinh ra chống lại Virus Dengue gây sốt xuất huyết trong giai đoạn cấp tính.
  • Xét nghiệm kháng thể IgG: Kháng thể IgG xuất hiện trong cơ thể người bệnh sau giai đoạn nhiễm virut Dengue cấp tính từ 10 – 14 ngày trở đi và tồn tại suốt đời. Do đó, xét nghiệm kháng thể này chỉ có thể xác định người bệnh có từng nhiễm virus Dengue hay chưa, không dùng để chẩn đoán cho bệnh nhân ở tình trạng sốt cấp tính.

Tùy theo tình trạng và thời gian mắc bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định làm xét nghiệm sốt xuất huyết khác nhau.

xét nghiệm sốt xuất huyết dengue
xét nghiệm sốt xuất huyết dengue

2.2. Các xét nghiệm cần làm theo dõi diễn biến bệnh

Ngoài 3 chỉ số xét nghiệm kháng nguyên sốt xuất huyết cơ bản trên, dựa theo tình hình bệnh mà bác sỹ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp theo dõi diễn biến, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Nếu kết quả thấy lượng tiểu cầu giảm thấp, hematocrit tăng cao thì có thể do bệnh đang diễn biến nặng.
  • Xét nghiệm điện giải đồ bao gồm xét nghiệm các ion Na+, K+, Cl- giúp đánh giá tình trạng rối loạn điện giải của cơ thể.
  • Xét nghiệm Albumin giúp đánh giá tình trạng thoát huyết tương – thường xảy ra khi mắc sốt xuất huyết Dengue, để nhận biết sớm và theo dõi nếu tiến triển đến tăng tính thấm thành mạch.
  • Xét nghiệm CRP giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây sốt và hiện tượng bội nhiễm.
  •  Xét nghiệm chức năng gan gồm ALT, AST và GGT, nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá tổn thương và biến chứng nếu có của bệnh.
  • Xét nghiệm chức năng thận đánh giá các chỉ số Creatinine, Cystatin C, Ure, MicroAlbumin niệu, để kiểm tra chức năng thận, thăm dò biến chứng tổn thương thận sớm do sốt xuất huyết.

3. Các xét nghiệm sốt xuất huyết dengue làm tại đâu?

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Xem thêm:

Bấm gọi ngay