Xét nghiệm máu được sử dụng trong y khoa với nhiều mục đích khác nhau. Nhiều người khi đi xét nghiệm băn khoăn không biết ăn rồi xét nghiệm máu được không. Về vấn đề này, bác sĩ giải đáp là tùy thuộc vào mục đích tiến hành của từng loại xét nghiệm mà người bệnh có thể được yêu cầu
Nội dung bài viết
1. Tại sao phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
Nhiều trường hợp bệnh nhân khi đi làm xét nghiệm được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 giờ trước khi tiến hành lấy máu hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy.
Bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi làm một số xét nghiệm máu nhất định
Lý giải cho điều này là bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose, ruột sẽ hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Điều này có thể khiến lượng mỡ trong máu hoặc lượng đường tăng cao và ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
2. Ăn rồi xét nghiệm máu được không?
Ăn rồi xét nghiệm máu được không? Câu trả lời là cả có và không, tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm nhất định.
Đối với xét nghiệm được tiến hành chỉ để xác định nhóm máu thì ăn rồi vẫn có thể làm xét nghiệm như bình thường mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. Bởi nhóm máu được xác định là dựa trên loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu trong máu.
Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết hay xét nghiệm miễn dịch cũng không đòi hỏi người bệnh phải nhịn ăn.
Tuy nhiên, việc nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu là cần thiết đối với một số trường hợp nhất định như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu,…
3. Những xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn
3.1. Xét nghiệm sắt trong máu
Đây là xét nghiệm được tiến hành để đo lượng sắt có trong máu, giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan như thiếu máu, thiếu sắt,…
Khi ăn một số loại thực phẩm có chứa sắt, cơ thể sẽ rất nhanh chóng hấp thụ lượng sắt đó khiến cho kết quả xét nghiệm không được chính xác. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm máu, người bệnh cần nhịn ăn trước đó, đặc biệt là các loại vitamin hay thực phẩm chức năng.
Nếu người bệnh hiện đang uống thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt hoặc uống viên sắt thì cần tạm dừng sử dụng trước khi làm xét nghiệm máu ít nhất 24 giờ.
3.2. Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết được thực hiện để đo lường và kiểm tra lượng đường có trong máu, từ đó giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh trước khi làm xét nghiệm từ 8 – 10 giờ nên nhịn ăn hoặc uống (trừ nước lọc). Điều này giúp đảm bảo kết quả lượng đường trong máu đo được là chính xác.
3.3. Xét nghiệm mỡ máu
Bác sĩ thường thông qua xét nghiệm mỡ máu để xác định được các chỉ số cần thiết như Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và Triglyceride. Đây đều là những chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán tình trạng mỡ máu ở người bệnh.
Cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm mỡ máu ít nhất 8 – 10 giờ
Các đối tượng được khuyến cáo nên làm xét nghiệm mỡ máu định kỳ 1 năm/ lần như: người trên 45 tuổi, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao.
Riêng đối với những người mắc các bệnh về tim mạch thì nên làm xét nghiệm mỡ máu thường xuyên hơn. Giống như 2 loại xét nghiệm kể trên, xét nghiệm mỡ máu cũng đòi hỏi người bệnh phải nhịn ăn trước khi tiến hành để cho ra kết quả chính xác nhất.
3.4. Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm sinh hóa được thực hiện để đánh giá chức năng của gan hoặc phát hiện ra những tổn thương (nếu có). Xét nghiệm này thường được chỉ định đối với những người nghiện rượu, sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc đã mắc các bệnh về gan và đang được điều trị.
Ngoài ra vẫn còn một số xét nghiệm khác yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi tiến hành lấy máu như xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm vitamin B12,… Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này bởi bác sĩ sẽ thông báo nếu cần thiết phải nhịn ăn để đảm bảo kết quả chính xác.
3.5. Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Đối với những xét nghiệm không đòi hỏi phải nhịn ăn thì người bệnh vẫn nên lưu ý tránh các loại thực phẩm sau đây:
– Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
– Cà phê có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa nên cũng cần hạn chế.
– Kẹo cao su (kể cả loại không đường) cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bởi nó làm tăng tốc độ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh cũng như đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác, người bệnh nên:
– Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết khi được yêu cầu nhịn ăn.
– Trong thời gian nhịn ăn vẫn có thể dùng thuốc như bình thường, trừ khi có yêu cầu khác của bác sĩ.
– Nếu nhầm lẫn giờ giấc và lỡ ăn trước khi làm xét nghiệm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và tốt nhất là dời lại lịch xét nghiệm máu.
– Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn nhịn ăn an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm máu
4. Bạn nên chọn xét nghiệm máu tại đâu?
Khi bạn đăng ký lấy máu xét nghiệm tại nhà, Máu của bạn sẽ được xét nghiệm tại Bệnh viện đa tỉnh Thanh Hóa với giá dịch vụ tại bệnh viện, có hóa đơn tài chính.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa với 3 khoa xét nghiệm: Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 15189:2012 sẽ mang đến kết quả chính xác, tin cậy, kịp thời. Kết quả sẽ được đội ngũ Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm duyệt.
Khi sử dụng dịch vụ chúng tôi bạn được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe với đội ngũ Bác sỹ hàng đầu.
Bảng giá dịch vụ tại xetnghiemthanhhoa.com
5. Quy trình đăng ký như thế nào?
Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc Facebook hoặc Zalo
Xem thêm:
Các bệnh lây qua đường tình dục
xét nghiệm sàng lọc trước sinh