Viêm gan B là bệnh viêm gan do virus HBV (hepatitis B virus) gây nên. Bệnh lây qua đường máu, đường tình dục, mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh. ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan và nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng.
Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2017, tỷ lệ người mắc viêm gan B trong số những người bị viêm gan là 74.75% trong khi số người mắc viêm gan C chỉ chiếm 2%. Ở Việt Nam, số người bị nhiễm viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.
2. Các dấu ấn của virus viêm gan B
HBsAg: viết tắt của Hepatitis B surface Antigen – kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả HBsAg dương tính nghĩa là bạn đang bị nhiễm virus viêm gan B.
Anti HBs: kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Kháng thể này được hình thành sau khi một người mắc viêm gan B và tự cơ thể đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể chống lại virus hoặc ở một người chưa mắc viêm gan B bao giờ và được tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
HBeAg, Anti HBe: Kháng nguyên vỏ của virus viêm gan B, đánh giá sự hoạt động và nhân lên của virus và đánh giá chuyển đổi huyết thanh trong quá trình điều trị.
HBcAg: Kháng nguyên lõi của virus viêm gan B, được phát hiện trong tế bào gan của người nhiễm virus viêm gan B. Sự xuất hiện của 2 chỉ dấu HBeAg và HBcAg thể hiện sự nhân lên của virus đang được diễn ra.
Anti HBc IgG và Anti HBc IgM: Kháng thể lõi của virus viêm gan B, không có tác dụng chống lại virus mà chỉ có tác dụng đánh giá tình trạng nhiễm viêm gan B trong quá khứ hay hiện tại.
HBV-DNA: Dạng vật chất di truyền của virus viêm gan B là sợi DNA (có thể gọi là ADN). Xét nghiệm HBV-DNA là xét nghiệm đo tải lượng virus viêm gan B bằng phương pháp sinh học phân tử (PCR).
HBcrAg: Kháng nguyên liên quan lõi của virus viêm gan B.
♣ Xét nghiệm Xét nghiệm chức năng gan: AST, ALT. GGT, Albumin, Protein, Bilirubin TT, GT
♣ Xét nghiệm Acid Uric máu
♣ Xét nghiệm Viêm gan B: HBsAg,
Nếu HBsAg Âm tính xét nghiệm AntiHBs
4.2 Xét nghiệm chuyên sâu.
Nếu HBsAg dương tính: cần xét nghiệm xác chẩn lại! Sau khi đã khẳng định là HBsAg dương tính cần làm các xét nghiệm sinh học phân tử như HBV-DNA, HBV genotyping.
Định lượng HBsAg chủ yếu để theo dõi điều trị. Xét nghiệm Anti-HBs có thể không làm nếu nồng độ HBsAg cao.
Cặp xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe nên làm đầy đủ để phân tích 4 khả năng như sau:
– HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus đang nhân bản, viêm gan tiến triển, lây lan mạnh.
– HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngừng nhân bản, có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm. Cũng có thể là thể đột biến hoang dại.
– HBeAg (+) và Anti-HBe (+): KN và KT cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch, cần theo dõi thêm.
– HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-C hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh.
– Xét nghiệm AFB nếu cần thiết để chuẩn đoán ung thư gan.
5. Bạn nên chọn xét nghiệm tại đâu?
Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc Facebook hoặc Zalo