Vai trò của xét nghiệm

Vai trò của xét nghiệm

Xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

  • 60-70% các quyết định lâm sàng dựa trên kết quả xét nghiệm.
  • Kết quả xét nghiệm quyết định loại hình điều trị cho bệnh nhân.

A. Vai trò của xét nghiệm trong sàng lọc, chuẩn đoán, điều trị bệnh:

  1. Xét nghiệm sàng lọc

Giai đoạn ủ bệnh và nguy cơ bị bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng, chuẩn đoán hình ảnh chưa phát hiện được. Thường được dùng xét nghiệm đối với:

  • Bệnh phổ biến
  • Có phương pháp điều trị hiệu quả

Ví dụ: PSA ở Nam > 55 tuổi; CA 15-3 ở Nữ > 50 tuổi

    2. Xét nghiệm đối vơi chuẩn đoán bệnh

  • Quyết định chuẩn đoán: nhiều bệnh cần có xét nghiệm hóa sinh mới chuẩn đoán được như đái tháo đường, rối loạn thăng bằng Acid – Bazo
  • Góp hần chuẩn đoán: đa số. Ví dụ AST, ALT trong bệnh gan, bilirubin trong bệnh vàng da, Maker ung thư
  • Chuẩn đoán phân biệt: Pro-calcitonin, CRP giúp phân biệt sốt do virut hay do nhiễm trùng để điều trị đúng. Xét nghiệm protein dịch chọc dò (phản ứng Rivalta) giúp phân biệt dịch thấm hay dịch tiết để điều trị đúng.
  • Chuẩn đoán sớm: nhiều bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng nhưng đã có rối loạn và cóp thể phát hiện bằng xét nghiệm hóa sinh. Ví dụ xơ vữa dộng mạch, Maker ung thư…

3. Xét nghiệm theo dõi và phục vụ trực tiếp điều trị

  • Xét nghiêm HbA1C, Glucose máu theo dõi điều trị đái tháo đường điều chỉnh thuốc, xét nghiệm pH, khí máu, điện giải để điều chỉnh kịp thời rối loạn.

4. Xét nghiệm theo dõi sau điều trị

  • Xét nghiệm các Maker ung thư để theo dõi tái phát bệnh
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu

B. Vai trò của xét nghiệm trong đánh giá chức năng trong cơ thể

  1. Chức năng và tổn thương gan

  • Tổn thương: AST, ALT, GGT, Bilirubin trực tiếp và gián tiếp.
  • Chức năng: Albumin, LDH, NH3; Thời gian pro thrombin; fibrinogen
  • ung thư gan: AFP; AFP – L3; Pivka II
  • Viêm gan virut: HBsAg; HCV Ab, HEV Ab (IgM); HBsAb; HBeAb; HBV-DNA định lượng; HCV – RNA định lượng

  2. Chức năng và tổn thương thận

  • Ure; Creatinin; Albumin; Protein; Beta 2 – microglobulin; PTH; K+….
  • Cystatin C;

  3. Bệnh tim mạch

  • Suy tim: BNP; pro – BNP; MR-pro ANP
  • Nhồi máu cơ tim: Troponin.T/l CK; CK-MB
  • Nguy cơ tim mạch: Homocystein; CRPhs
  • Xét nghiệm khác: Catecholamin; D-dimer

  4. Bệnh xương khớp

  • Acid uric; RF; anti-CCP; ANA, DS DNA trong lupus; Oesteocalcin; B-crossLap; P1NP

5. Bệnh nội tiết , chuyển hóa

  • Đái tháo đường: Glucose, HbA1C; Insulin; peptid-C
  • chuyển hóa lipid: Cholestrol; Trigycerid; HDL-C; LDL-C; ApoA1….
  • Tuyến giáp: TSH; FT3; FT4; T3; T4; Calcitonin; Tg; Anti-TG
  • Tuyến cận giáp: PTH; Calci; phospho; Vitamin D…
  • Tuyến tủy thượng thận: Adrenalin; No-Adrenalin
  • Vỏ thượng thận: Cortisol; androgen; Aldosterone…
  • Tuyến yên: ACTH; GH; LH; FSH; Prolactin; ADH…
  • Thiếu máu: Fe; Ferritin; Transfetin; recepter; hepcidin…
  • Thiếu Vitamin: A; B; C; D; folate…
  • Thiếu nguyên tố vi lượng: kẽm; chì ; đồng…

6. Các xét nghiệm truyền nhiễm

  • Viêm gan: A; ; C; B;D; E; HIV…
  • Cúm A, B; H1N1…
  • Dengue NS1; IgM; IgG; PCR

7. Xét nghiệm liên quan đến sản khoa

  • Nội tiết: FSH; E2; Prolactin; Progesteron; Testoteron; Beta HCG
  • Sàng lọc trước sinh: NIPT; Double test; Triple test; Thalassemia…
  • Xét nghiệm chuẩn đoán vô sinh: tinh dịch đồ: 18 thông số; kháng thể kháng tinh dịch; mất đoạn…
  • Hội chứng APS: antiphospholipid; Cardiolipin; Beta2 glycoprotein, LA…

C.BẠN NÊN ĐĂNG KÝ CÁC XÉT NGHIỆM TRÊN TẠI ĐÂU?

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Xem thêm: 

Ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư

Các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh viêm gan B

Bệnh Giang mai

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

 

Bấm gọi ngay