Tìm hiểu về bệnh Ung thư

Thực trạng ung thư tại Việt Nam

Ung thư là một căn bệnh hiểm nghèo mà đến nay cả y học hiện đại và y học cổ truyền vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị tối ưu. Cơ chế hình thành căn bệnh này là gì? Sự phát triển của tế bào ung thư? Thực trạng ung thư tại Việt Nam hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư là gì?

Cơ thể chúng ta liên tục sinh ra các tế bào để giúp chúng ta phát triển, để thay thế những tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương sau một chấn thương. Ở trạng thái bình thường, các tế bào phát triển và nhân lên theo một trình tự để đảm bảo sự ổn định và phát triển hài hòa của cả cơ thể. Kiểm soát quá trình này là do các gen nằm bên trong tế bào quyết định. Vì một lý do nào đó, những gen này bị tổn thương làm cho tế bào thoát ra khỏi sự kiểm soát của cơ thể, nhân lên vô hạn. Chúng có thể phát triển thành những khối gọi là u/bướu.

sự nhân lên tế bào ung thư
Sự nhân lên tế bào ung thư

Như vậy, ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh có sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát. Sau nhiều lần nhân lên, các tế bào này hình thành một khối u có khả năng xâm lấn, phá hủy chính tại mô, cơ quan mà nó sinh ra và xung quanh hay thậm chí ở xa do di căn qua hệ thống bạch huyết hoặc mạch máu. Từ đó, chúng gây rối loạn mất chức năng của các cơ quan và cuối cùng đưa đến tử vong.

2. Có phải mọi khối u đều là ung thư?

Không phải tất cả các khối u đều là ung thư. Tùy thuộc và đặc điểm và tính chất, khối u chia làm 2 loại: u lành tính và u ác tính.

U lành tính

– Phát triển chậm

– Mật độ thường mềm hoặc chắc

– Ranh giới rõ ràng, phần lớn có vỏ xơ bao bọc

– Không di căn đến các mô, tổ chức khác.

– Có thể bóc tách hoặc cắt bỏ, ít khi tái phát trở lại

– Một số ít trở thành ác tính.

U ác tính

– Phát triển nhanh

– Mật độ rắn

– Ranh giới xung quanh không rõ ràng

– Xâm lấn, di căn sang các mô, tổ chức khác

– Có thể cắt bỏ (nhưng phải loại bỏ cả mô lành xung quanh) nhưng dễ tái phát

3. Quá trình tiển triển tự nhiên của ung thư như thế nào?

các giai đoạn phát triển của tế bào ung thư
Các giai đoạn phát triển của tế bào ung thư

Khi cơ thể hình thành tế bào u, tế bào ác tính này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn chính là: giai đoạn khởi phát, tiến triển tại chỗ, cuối cùng là xâm lấn và di căn:

3.1. Giai đoạn khởi phát

Dưới tác dụng của các tác nhân gây ung thư, tế bào bình thường bị biến đổi không phục hồi (đột biến) và không thể đảo ngược được.

Từ tế bào bất thường ban đầu, chúng nhân lên và diễn ra sự chọn lọc dòng tế bào, thay đổi thể hiện ở gen và đưa đến thay đổi các đặc điểm sinh học so với ban đầu. Sự tăng sinh của tế bào ung thư còn ở mức độ nhỏ, cư trú ở một mô nhỏ nào đó. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm, thường khó phát hiện.

3.1. Tiến triển tại chỗ

Giai đoạn này có thể ngắn vài tháng và cũng có thể kéo dài vài năm. Đặc trưng của giai đoạn này là sự tăng lên của kích thước khối u. Các tế bào ung thư sinh sản nhanh, không kiểm soát.

3.2. Xâm lấn và di căn

Giai đoạn xâm lấn: Tổ chức ung thư xâm lấn sang các mô bên cạnh nhờ đặc tính di động của tế bào u, khả năng phá hủy mô liên kết và mất sự ức chế khi tiếp xúc của tế bào.

Giai đoạn di căn: Khối u có thể lan sang các cơ quan khác theo các con đường:

  • Mạch bạch huyết: Đầu tiên có thể lan tràn theo đường bạch mạch tại chỗ, rồi lan đến bạch mạch của các vùng khác.
  • Di căn theo đường kề cận: các tế bào ung thư đi theo các mạch máu và thần kinh, theo lối ít khi bị cản trở.
  • Theo đường máu: Tế bào ung thư di chuyển theo đường mạch máu, kết thúc ở các mao mạch và tăng trưởng ở đó.

4. Thực trạng ung thư tại Việt Nam

Theo thống kê của Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 94.000 người chết và hơn 126.000 người mắc mới. Trong đó, thường gặp nhất là các bệnh ung thư đường tiêu hóa, hô hấp và sinh sản – sinh dục. Đó là con số đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta. Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Việt Nam lọt vào 50 nước thuộc nhóm 2 của bản đồ ung thư, với vị trí là 78/172 quốc gia.

các loại ung thư mắc nhiều ở Nam và Nữ
các loại ung thư mắc nhiều ở Nam và Nữ

Các loại ung thư gặp nhiều ở Nam và Nữ

  •  Nam giới: Phổi, dạ dày; gan; đại trực tràng; thực quản; Vòm họng; Hạch; Máu; Tuyến tiền liệt; Bàng quang…
  • Nữ giới: Vú; Đại trực tràng; Phổi; Cổ tử cung; Dạ dày; Tuyến giáp; buồng trứng; Gan; Máu; Hạch

5. Ung thư có phòng được không?

5.1.Theo dõi sát tình trạng y tế cá nhân

Việc tìm ra những yếu tố rủi ro liên quan đến một số bệnh ung thư có thể giúp bác sĩ hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bạn, cũng như phòng ngừa và sàng lọc tốt hơn.

Những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bao gồm:

  • Bộ gen di truyền;
  • Môi trường xung quanh;
  • Béo phì, chế độ ăn uống, lối sống, thói quen hút thuốc và tập thể dục.

Khi biết được người bệnh có nhiều khả năng mắc một số loại ung thư nhất định, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn  cụ thể, cũng như tầm soát, sàng lọc chính xác hơn.

5.2  Xét nghiệm di truyền và bộ gen

Là một tiến bộ trong sàng lọc ung thư, xét nghiệm này giúp dự đoán nguy cơ mắc ung thư và khả năng hoạt động của khối u thông qua việc quan sát những thay đổi trong bộ gen di truyền.

Ví dụ, một xét nghiệm di truyền sẽ tìm kiếm đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Phụ nữ có một hoặc cả hai gen này thường dễ mắc u vú và buồng trứng hơn so với người không có.

Một bộ thử nghiệm tại nhà khác cũng giúp phát hiện những thay đổi DNA trong phân, từ đó chẩn đoán sớm ung thư ruột kết. Xét nghiệm này hoàn toàn không xâm lấn như thủ thuật nội soi thường thấy. Nhưng nếu kết quả cho biết bạn có dấu hiệu nghi ngờ, nội soi vẫn cần được tiến hành để xác định chẩn đoán.

Ngoài ra, còn một xét nghiệm di truyền có tác dụng xem xét các gen ung thư vú, nhờ đó các bác sĩ có thể tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân, cũng như dự đoán khả năng khối u quay trở lại ( tái phát).

5.3. Dấu ấn sinh học (Biomarkers)

Dấu ấn sinh học là những chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu và các dịch cơ thể khác, có khả năng sàng lọc ung thư. Chỉ số này cũng giúp dự đoán cách mà cơ thể sẽ đáp ứng với từng liệu pháp điều trị nhất định.

Tương tự như chất chỉ điểm khối u, các xét nghiệm dấu ấn sinh học bao gồm các ung thư:

  • Gan: Alpha-fetoprotein (AFP);
  • Phổi không tế bào nhỏ (Non-Small-Cell Lung Cancer – NSCLC): Gen ALK;
  • Tuyến tiền liệt: Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA)
  • Tuyến giáp: Thyroglobulin (TG).
  • …..

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về dấu ấn sinh học cho các bệnh khác. Ví dụ, một thử nghiệm mới hy vọng sẽ đo được mức độ của hai loại protein trong máu, từ đó chẩn đoán sớm tuyến tụy. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đạt được độ chính xác hoàn hảo.

Dấu ấn sinh học cũng được kỳ vọng có thể dùng để tìm hiểu những bệnh khác, không phải ung thư. Do đó các bác sĩ vẫn đang cố gắng tìm ra cách tốt nhất để tối ưu hóa ứng dụng của các xét nghiệm này.

6.BẠN NÊN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA SÀNG LỌC BỆNH UNG THƯ TẠI ĐÂU?

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Xem thêm: 

Ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư

Các bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh viêm gan B

Bệnh Giang mai

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

 

Bấm gọi ngay