QUẢN LÝ MẪU BỆNH PHẨM

I. Mục tiêu

Kết thúc bài trình bày này anh/chị có thể:

  • Liệt kê được các lỗi trong quá trình lấy mẫu dẫn đến các kết quả xét nghiệm sai.
  • Liệt kê được các mục cần có trong sổ tay lấy mẫu
  • Đưa ra các lý do từ chối mẫu bệnh phẩm không đạt và hành động khi từ chối mẫu
  • Mô tả được hệ thống quản lý mẫu bệnh phẩm từ khi lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển.
  • Xây dựng được các yêu cầu trong lưu mẫu sau xét nghiệm.

II. Nội dung bài

1. Tầm quan trọng của mẫu bệnh phẩm

  • Ảnh hưởng đến hiệu quả của PXN
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến chăm sóc sức khỏe người bệnh
  • Ảnh hưởng đến liệu pháp điều trị
  • Thông điệp: Kết quả của bất kì xét nghiệm nào chỉ tốt khi bệnh phẩm được nhận ở phòng xét nghiệm

2. Sổ tay lấy mẫu (sổ tay khách hàng)

  • Bao gồm các thông tin cần thiết cho người thu thập mẫu
  • Có ở tất cả các khu vực thu thập mẫu
  • Tất cả các nhân viên phòng xét nghiệm phải hiểu được
  • Được đề cập trong sổ tay chất lượng

2.1 Nội dung sổ tay lấy mẫu phòng xét nghiệm

  • Địa chỉ PXN
  • Số điện thoại PXN
  • Giờ làm việc
  • Danh sách các loại xét nghiệm được thực hiện tại PXN
  • Thông tin chi tiết về các yêu cầu lấy mẫu
  • Các yêu cầu về vận chuyển mẫu (nếu có)
  • Quy định thời gian trả kết quả xét nghiệm
  • Quy định cho các trường hợp cần kết quả xét nghiệm khẩn

2.2 Các yêu cầu đối với phiếu yêu cầu xét nghiệm

  • Thông tin đầy đủ của người bệnh: họ tên, tuổi, mã số bệnh nhân;tình trạng bệnh nhân trước lấy mẫu (no, đói, dùng thuốc…)
  • Thông tin về nơi chỉ định: buồng, phòng, khoa;
  • Thông tin chỉ định: yêu cầu xét nghiệm phải đầy đủ, rõ ràng, đầy đủ chữ ký của người chỉ định, chuẩn đoán (nếu có).
  • Thông tin về bệnh phẩm: loại mẫu (máu, nước dịch, nước tiểu…), ngày và giờ thu thập mẫu, người lấy mẫu.
  • Thông tin liên lạc của nơi yêu cầu xét nghiệm.

2.3 Các yêu cầu về thu thập mẫu

  • Chuẩn bị bệnh nhân
  • Kiểm tra đối chiếu thông tin
  • Xem loại bệnh phẩm yêu cầu xét nghiệm
  • Xác định loại ống lấy mẫu phù hợp
  • Điền thông tin trên ống

+ Họ và tên, tuổi (năm sinh)

+ Mã số bệnh nhân

+ Giờ và ngày lấy mẫu

+ Khoa/ phòng chỉ định/

  • Đảm bảo an toàn khi lấy mẫu

2.4 Tiêu chí chấp nhận và loại bỏ mẫu bệnh phẩm

a. Chấp nhận mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm được chấp nhận khi đáp ứng đầy đủ các thông tin sau:

  • Phiếu yêu cầu XN phải có đầy đủ các thông tin theo quy định (họ và tên, năm sinh, mã BN, địa chỉ, chẩn đoán,bác sĩ điều trị,loại XN, ngày-giờ lấy mẫu, người lấy mẫu)
  • Thông tin trên phiếu yêu cầu và trên ống bệnh phẩm phải trùng khớp nhau.
  • Lấy mẫu đúng quy định về số lượng, yêu cầu của từng loại XN.
  • Đúng loại chống đông,đảm bảo thời gian vận chuyển theo quy định.

b. Từ chối mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm bị từ chối nếu không đáp ứng một trong những trường hợp sau:

  • Thiếu thông tin của BN trên ống đựng mẫu và trên Phiếu yêu cầu XN.
  • Mẫu lấy nhầm, không phù hợp thông tin giữa mẫu và Phiếu yêu cầu XN.
  • Ống đựng mẫu không bảo quản và vận chuyển đúng quy định.
  • Ống đựng mẫu bị nứt hoặc vỡ, dán nhiều loại giấy chồng chéo lên.
  • Mẫu máu bị tán huyết hoặc hiện tượng đông dây, vón cục.
  • Mẫu được chuyển đến phòng nhận mẫu không đúng thời gian quy định.
  • Mẫu lấy không đủ thể tích yêu cầu làm XN.

c. Hành động khi từ chối mẫu

  • Thông báo cho nhân viên có thẩm quyền
  • Yêu cầu lấy mẫu khác
  • Ghi lại các mẫu bị từ chối
  • Không nhận các mẫu bị từ chối dựa trên các tiêu chuẩn đã thiết lập
  • Một số trường hợp đặc biệt có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm trên mẫu gần đạt yêu cầu nhưng phải có ghi chú tình trạng mẫu trên phiếu chỉ định
  1. Sổ nhận/từ chối mẫu bệnh phẩm.

a. Sổ giao nhận mẫu bao gồm các thông tin sau:

  • Giờ và ngày giao nhận mẫu
  • Loại mẫu
  • Họ và tên bệnh nhân
  • Năm sinh
  • Giới tính
  • Khoa phòng
  • Loại xét nghiệm thực hiện
  • Ký giao – nhận.

b. Sổ từ chối mẫu

  • Giờ và ngày giao nhận mẫu
  • Loại mẫu
  • Họ và tên bệnh nhân
  • Năm sinh
  • Giới tính
  • Khoa phòng
  • Loại xét nghiệm thực hiện
  • Nguyên nhân từ chối
  • Hành động khắc phục
  • Ký tên người nhận và người xử lý.
  1. Lưu mẫu sau xét nghiệm

  • Xây dựng quy định theo dõi và lưu mẫu
  • Giám sát việc bảo quản mẫu, có kế hoạch kiểm tra định khu vực bảo quản mẫu
  • Giữ mẫu theo 1 hệ thống có tổ chức, có thể tìm được dễ dàng
  1. Hủy mẫu

  • Xây dựng quy định hủy mẫu
  • Tuân thủ quy định của địa phương và quốc gia
  • Xây dựng quy trình khử nhiễm
  • Thông điệp chính
  1. Phòng xét nghiệm phải có mẫu bệnh phẩm tốt để đảm bảo tính chính xác và sự tin cậy của kết quả xét nghiệm
  2. Quản lý bệnh phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc bệnh nhân

Bấm gọi ngay