Tại sao chúng ta phải xét nghiệm kiểm tra sức khỏe?
Qua xét nghiệm máu giúp chúng ta sàng lọc phát hiện sớm nhiều bệnh hoặc nguy cơ bị bệnh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm chúng ta biết cách bảo vệ sức khỏe, điều trị sớm, điều trị chính xác.
Tình hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp
Tế bào ung thư
Ung thư: Số liệu 2018: mắc mới 165.000 ca/96,6 triệu dân, tử vong 115.000 ca (gần 70%) do người bệnh không được khám sàng lọc để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các con số đang tiếp tục tăng cao qua từng năm.
Tiểu đường
Tiểu đường: Cứ 100 người dân có 4 – 7 người mắc bệnh. Tỷ lệ mắc tăng 170%/năm. Hiện có 3,5 triệu người mắc, 69,9% không biết mình bị bệnh, 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường… 80% người bệnh chết do biến chứng tim mạch, nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2 – 4 lần; 20% người bệnh suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Gout (Gút): 1978-1989 tỷ lệ bệnh gút chiếm 1,5% các BN mắc bệnh cơ xương khớp điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, 1991-2000 tỷ lệ này tăng lên 8,57%. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 0,14 – 1,4 % ở người trưởng thành, bệnh có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Bệnh diễn biến phức tạp, gây tổn thương khớp, thận và nhiều cơ quan nếu không được kiểm soát và điều trị tốt.
Rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì: Cứ 100 người Việt Nam trưởng thành có 29 người bị rối loạn mỡ máu, con số này ở thành thị lên tới 44,3 người; có 200.000 người đột quỵ mỗi năm do rối loạn lipid máu. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, tăng lipid máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim; có khoảng 28 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn lipid máu (chiếm hơn 50% ca tử vong). Những số liệu trên cho thấy rối loạn lipid là một căn bệnh phổ biến, âm thầm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tim mạch: Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch Việt Nam, hiện Việt Nam có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp và cứ 3 ca tử vong tại bệnh viện thì có 1 ca chết do các bệnh về tim (hiện mỗi năm Việt Nam có 600.000 ca tử vong thì có 200.000 ca tử vong do bệnh tim mạch). Bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp phần lớn liên quan đến tiểu đường, rối loạn mỡ máu…
Xơ gan, gan nhiễm mỡ: Tỷ lệ xơ gan ở Việt Nam thuộc top cao thế giới và đang có xu hướng gia tăng: Cứ 100 người có khoảng 5 người bị xơ gan; trong đó, xơ gan do virus chiếm trên 40% và xơ gan do rượu bia khoảng 18%. Bệnh có tính chất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, cần được kiểm soát và điều trị sớm.
Viêm gan B, C: Gần 1/3 dân số thế giới bị lây nhiễm. Ở ViệtNam, cứ 100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm viêm gan C. 90% bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam.
HIV/AIDS: Theo số liệu từ Cục phòng chống HIV/AIDS, toàn quốc hiện có 218.204 trường hợp nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 67.259) và đã có 69.287 trường hợp tử vong do HIV/AIDS. Do đó ước tính còn 38.300 người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa biết tình trạng nhiễm HIV.
Các loại xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cần kiểm tra định kỳ.
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Xét nghiệm đường máu
Xét nghiệm chức năng thận
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Xét nghiệm Mỡ máu
Xét nghiệm gút
Xét nghiệm Canxi máu
Xét nghiệm Viêm gan B, C, HIV
Các xét nghiệm ung thư sơm như: ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, mật, đại tràng, vú, tuyến giáp…….
Xét nghiệm tổng quát nên thực hiện tại đâu?
Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc Facebook hoặc Zalo