Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm

I. Mục tiêu

  1. Muốn đảm bảo chất lượng xét nghiệm chúng ta phải làm gì?
  2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm

II.Nội dung

  1. Các khái niệm dùng trong quản lý chất lượng

  • Chất lượng là gì? Chất lượng (Quality): là một đại lượng đo tính ưu việt của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đó thỏa mãn yêu cầu của khách hàng
  • Quản lý là gì? Đặc trưng cho quá trình lãnh đạo và chỉ đạo tất cả hoặc một phần tổ chức thông qua việc triển khai và vận dụng các nguồn lực (con người, vật chất, trí tuệ hoặc phi vật thể …)
  • Hệ thống là gì? Toàn bộ phức hợp được hình thành từ các bộ phận liên quan: một sự kết hợp của các bộ phận liên quan được tổ chức thành một tổng thể phức hợp
  • Hệ thống quản lý chất lượng là gì? Hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System-QMS) là một loạt các hoạt động phối hợp để chỉ dẫn và điều khiển một đơn vị nhằm liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng,hiệu quả các hoạt động
  1. Ví dụ về chất lượng xét nghiệm

Chúng ta mong muốn kết quả xét nghiệm đúng bao nhiêu % ?

  • 95%?
  • 99%?
  • 100%?

Nếu đạt được mức độ 99% về chất lượng. Nghĩa là  chấp nhận tỉ lệ sai sót 1%

Ví dụ: Tại Pháp tỷ lệ sai sót 1% có nghĩa là mỗi ngày có:

  • 14 phút không có nước hoặc điện
  • 50,000 kiện hàng bị thất lạc do dịch vụ bưu điện
  • 22 trẻ sơ dịnh bị rơi từ tay nữ hộ sinh (bà đỡ)
  • 600,000 bữa trưa nhiễm khuẩn
  • 03 chuyển máy bay hạ cánh không tốt tại sân bay Orly Paris

Khách hàng mong muốn kết kết quả xét nghiệm?

  • Chính xác
  • Đáng tin cậy
  • Đúng hạn
  1. Luồng công việc trong phòng xét nghiệm y tế và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Luồng công việc

  • Giai đoạn trước xét nghiệm:

+ Chuẩn bị bệnh nhân

+ Chọn xét nghiệm phù hợp với từng bệnh nhân

+ Thu thập mẫu

+ Đóng gói, vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm

+ Nhận mẫu & xử lý mẫu

  • Giai đoạn xét nghiệm: Kiểm soát chất lượng xét nghiệm
  • Giai đoạn sau xét nghiệm:

+ Lập báo cáo

+ Báo cáo

+ Lưu hồ sơ

Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của kết quả xét nghiệm

  • Môi trường PXN
  • Kiến thức cơ bản cùng kĩ năng của nhân viên phòng xét nghiệm
  • Tình trạng mẫu bệnh phẩm
  • Mẫu chuẩn, chứng sử dụng trong quá trình xét nghiệm
  • Hóa chất, sinh phẩm
  • Trang thiết bị
  • Đọc kết quả xét nghiệm
  • Sao chép kết quả xét nghiệm
  • Báo cáo, lưu giữ kết quả xét nghiệm
  • Quản lý sự cố
  • Lưu giữ hồ sơ
  1. Các thành tố cấu thành hệ thống quản lý chất lượng

  • Được cấu thành từ 12 thành tố
  • Các thành tố có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu thiếu 1 yếu tố nào thì hệ thống quản lý chất lượng không được đảm bảo.
a. Tổ chức
  • Quyền hạn và trách nhiệm
  • Cung cấp nguồn lực
  • Trao đổi thông tin
  • Chính sách chất lượng
b. Nhân sự
  • Nguồn lực
  • Năng lực thực hiện
  • Mô tả công việc
  • Định hướng
  • Đào tạo
  • Đánh giá độ thành thạo
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Đào tạo liên tục
c. Trang thiết bị
  • Lựa chọn
  • Mua sắm
  • Lắp đặt
  • Thẩm định, hiệu chuẩn
  • Bảo dưỡng
  • Khắc phục sự cố
  • Dịch vụ sửa chữa/thay thế
  • Ghi chép hồ sơ
d. Mua sắm và kiểm kê
  • Năng lực nhà cung cấp
  • Sinh phẩm và vật tư
  • Các dịch vụ chủ chốt
  • Kiểm tra hợp đồng
  • Quản lý kiểm kê
e. Kiểm soát quá trình
  • Kiểm soát chất lượng( nội kiểm và ngoại kiểm)
  • Quản lý mẫu
  • Đánh giá phương pháp
  • Thẩm định phương pháp
f. Quản lý thông tin
  • Bảo mật
  • Đúng yêu cầu
  • Sổ sách và hồ sơ
  • Báo cáo
  • Hệ thống thông tin PXN vi tính hóa
g. Tài liệu và hồ sơ
  • Tài liệu: Xây dựng, Chỉnh sửa và kiểm tra, phân phối và kiểm soát
  • Hồ sơ: Thu thập, kiểm tra, bảo quản, duy trì.
h. Quản lý sự cố
  • Các khiếu nại
  • Sai sót/lỗi
  • Ghi chép
  • Phân tích nguyên nhân
  • Thực hiện hành động khắc phục ngay
  • Thực hiện hành động phòng ngừa
i. Đánh giá phòng xét nghiệm
  • Bên ngoài,
  • Đánh giá độ thành thạo,
  • Kiểm tra công nhận
k. Cải tiến quá trình
  • Cơ hội để cải thiện
  • Phản hồi từ các bên liên quan
  • Giải quyết các vấn đề
  • Đánh giá nguy cơ
  • Các hành động phòng ngừa
  • Các hành động khắc phục
l. Dịch vụ khách hàng
  • Xác định nhóm khách hàng
  • Yêu cầu của khách hàng
  • Phản hồi của khách hàng
m. Cơ sở vật chất và an toàn
  • Môi trường làm việc an toàn
  • An ninh
  • Lây nhiễm
  • Quản lý rác thải
  • An toàn PXN
  • Lao động
  1. Thông điệp chính của bài

  • Một phòng thí nghiệm là một hệ thống phức tạp và tất cả các khía cạnh phải hoạt động đúng để đạt được chất lượng.
  • Phương pháp tiếp cận để thực hiện sẽ thay đổi theo tình hình địa phương.
  • Bắt đầu với đơn giản nhất, thực hiện theo từng bước.
  • Cuối cùng, tất cả các thành phần của hệ thống quản lý chất lượng phải được giải quyết

Bấm gọi ngay