Bệnh sán chó mèo ở người

Sán chó mèo làm tổ dưới da

Bệnh sán chó mèo ở người là gì?

Bệnh giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được gọi là bệnh giun đũa chó hay (sán chó)

Bệnh sán chó mèo có nguy cơ lây nhiễm cho những ai?

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh sán chó mèo. Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người nuôi thú cưng chó hoặc mèo.

Những người hay ăn rau sống, đồ tái sống và không có thói quen rửa tay trước khi ăn, đều có nguy cơ nhiễm toxocara.

Khoảng 20 % dân số Việt Nam có kháng thể đối với Toxocara, điều này cho thấy hàng chục triệu người Việt Nam có thể đã tiếp xúc với ký sinh trùng Toxocara.

Bệnh sán chó mèo lây qua người như thế nào?

Người nuốt phải trứng thường là trẻ em chơi dưới đất, chơi với chó, hoặc người lớn làm những nghề gần gũi với chó… nhất là trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, trong khi đó đất cát là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo dẫn đến nhiễm sán chó mèo. Khi vào cơ thể người, trứng này nở ra ấu trùng. Ấu trùng giun đũa chó, mèo theo đường tiêu hóa sẽ được hấp thu vào máu và có thể đi khắp nơi trong cơ thể..

đường lây bệnh sán chó mèo

đường lây bệnh sán chó mèo

Bệnh sán chó mèo ở người có đáng lo không?

Bệnh sán chó mèo  không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn có thể gặp các biến chứng tại nhiều cơ quan thậm chí có thể tử vong. Những biến chứng thường gặp nhất 

1. Bệnh do ấu trùng Toxocara spp. di chuyển nội tạng

Bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường hay gặp ở trẻ em từ 1-4 tuổi, hơn là người lớn. Bệnh khởi phát từ từ. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ thoáng qua, ăn ít, gầy, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp. Ho khạc ra đờm có thâm nhiễm bạch cầu ái toan, khó thở, gan to, bờ mặt nhẵn, không đau, đôi khi kèm lách to. Bệnh có thể tự khỏi sau nhiều tuần khi ấu trùng chết.

Ở người trưởng thành, đôi khi nhiễm bệnh không có triệu chứng, hoặc nếu có sẽ biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược, ngứa, mày đay, khó thở dạng giả hen, khò khè, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, hiếm hơn có thể gặp suy hô hấp.

Gan là cơ quan thường bị xâm nhiễm nặng nhất và gan to là biểu hiện thường gặp dù bất kỳ cơ quan nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Tổn thương gan giống như một khối u dễ nhầm với ung thư hay ung thư nơi khác di căn đến. Y văn đã ghi nhận nhiều trường hợp có lách to hay nổi hạch đi kèm, sang thương da như nổi mày đay và nốt dưới da cũng đã được ghi nhận.

Một số trường hợp gây viêm cơ, viêm mô dưới da, báng bụng, viêm dạ dày, bệnh lý giãn cơ tim, khối giả u ở tim gây đột tử. Trường hợp bệnh nặng có xâm nhiễm nhiều cơ quan như gan, lách, phổi, não. Nhiễm Toxocara spp. lan tỏa gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

2. Bệnh do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh

sán chó mèo lên mắt
               Sán chó mèo lên mắt

Là một trong những thể bệnh đặc biệt của ấu trùng di chuyển nội tạng, thường gặp bệnh nhân ở tuổi trung niên. Bệnh nhân thường có các triệu chứng liên quan hệ thần kinh như rối loạn giấc ngủ, yếu cơ, yếu chi, suy nhược cơ, rối loạn tiểu – đại tiện. Tổn thương ở hệ thần kinh trung ương hiếm gặp hơn, nhưng có thể gây các biến chứng trầm trọng và hậu quả là bệnh nhân bị yếu cơ, rối loạn cảm giác, co giật, động kinh, hôn mê.

Lâm sàng có biểu hiện trên hệ thống thần kinh trung ương do ấu trùng xâm nhập bao gồm viêm não, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, động kinh, viêm màng nhện, viêm tủy sống, viêm mạch não, mất điều hòa vận động, cứng cổ, rối loạn tâm thần kinh, thường bệnh nhân có triệu chứng sốt và nhức đầu. Một số trường hợp ảnh hưởng thần kinh ngoại biên (viêm tủy rễ, viêm thần kinh sọ não và dị cảm cơ xương).

3. Bệnh ấu trùng di chuyển do Toxocara spp. ở mắt

Bệnh do ấu trùng di chuyển ở mắt cũng hay gặp ở trẻ em lớn tuổi, có hoặc không kèm bệnh lý Toxocara spp. nội tạng khác. Ấu trùng có thể gây giảm thị lực thường ở một bên mắt, ngoại lệ cũng có ảnh hưởng hai bên mắt, soi đáy mắt thấy dạng viêm hạt ở võng mạc, viêm kết mạc, u hạt trong mắt, viêm nội nhãn do ấu trùng di chuyển còn sống, hoặc đã chết gây tái hoạt miễn dịch. Mù có thể xảy ra do tình trạng viêm mống mắt, phù mô và bong võng mạc không điều trị kịp thời.

Triệu chứng điển hình bao gồm giảm thị lực một bên, đau mắt, đồng tử trắng, lác mắt kéo dài nhiều tuần. Thường gặp nhất là u võng mạc cực sau, dễ nhầm với ung thư võng mạc. Đôi khi ở mắt còn gặp viêm màng bồ đào, áp xe thủy tinh thể, viêm thần kinh thị giác và bội nhiễm. Thường một mắt bị bệnh, hiếm khi cả hai mắt. Bệnh ở mắt thường không thấy tăng bạch cầu ái toan, gan to hay các triệu chứng khác mà bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp, cũng như tiền sử nghịch đất, tật ăn đất (pica) hay chơi với chó, mèo con.

4. Bệnh do ấu trùng Toxocara spp. không điển hình

Thể bệnh ẩn ở trẻ em và thông thường ở người lớn là một hội chứng xem như thách thức chẩn đoán trên lâm sàng vì các triệu chứng không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể là sốt, chán ăn, đau đầu, khò khè, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, rối loạn giấc ngủ và hành vi, triệu chứng ở phổi, đau chi, sưng hạch lympho ở cổ và gan lớn hay gặp ở trẻ em.

Ngược lại, mệt mỏi, ngứa, ban đỏ, triệu chứng phổi, đau bụng chủ yếu gặp ở người lớn. Các ca bệnh có triệu chứng riêng lẻ thì đặc thù, nhưng khi gộp lại thì tạo thành một hội chứng hay gọi là “bệnh Toxocara spp. không điển hình”.

5. Thể bệnh do ấu trùng Toxocara spp. khác

Là những ca không thuộc các thể trên, thể khác này bao gồm bệnh lý do ấu trùng Toxocara spp. liên quan đến tim mạch như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, liên quan đến da như ban đỏ da, liên quan đến dạ dày ruột như rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, đau bụng.

Chẩn đoán bệnh sán chó mèo ở người như thế nào?

Bệnh do ấu trùng giun đũa chó/ mèo Toxocara spp. thuộc nhóm bệnh C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm Việt Nam. Theo định nghĩa ca bệnh giun đũa chó/mèo của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2016 về việc Ban hành Tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm” có đề cập ca bệnh xác định gồm các tiêu chuẩn sau:

  • Ngứa, nổi mẩn;
  • Đau đầu, đau bụng, khó tiêu;
  • Đau nhức mỏi, tê bì;
  • Sốt, thở khò khè;
  • Có thể kèm một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc;
  • Kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính bằng xét nghiệm ELISA;
  • Hoặc tìm thấy ấu trùng hoặc giun đũa chó hoặc mèo trưởng thành;
  • Hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Chẩn đoán xác định dựa trên cơ sở phát hiện ấu trùng Toxocara trong mẫu mô xét nghiệm, song sinh thiết lấy mẫu mô chứa ấu trùng có thể khó khăn và phức tạp, thậm chí có biến chứng.

Vì vậy, chẩn đoán thường dựa vào đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh, tuy nhiên biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, không đặc hiệu nên dẫn đến khó chẩn đoán xác định.

Xét nghiệm bệnh sán chó mèo ở người này được xét nghiệm tại đâu?

Khi bạn đăng ký Xét nghiệm Thanh Hoá, Bạn sẽ được xét nghiệm tại Xét nghiệm Thanh Hoá do các cán bộ đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá thực hiện .Được tư vấn về kết quả cũng như hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Liên hệ trực tiếp với Xét nghiệm Thanh Hóa qua số hotline: 0919.625.486 hoặc 0373.050.878. hoặc  Facebook hoặc Zalo

Bấm gọi ngay